Rằng Đây Bốn Bể Là Nhà - Access To This Page Has Been Denied
VHO- Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam - sự hòa quyện, thống nhất giữa chất cách mạng và chất văn hóa trong mọi suy tư, hành động cách mạng khiến Người trở thành một nhân cách văn hóa điển hình của thời đại mới.
Bạn đang xem: Rằng đây bốn bể là nhà
Phẩm chất mang dấu ấn riêng của Hồ Chí Minh là tất cả vì con người, vì hạnh phúc của nhân dân Ảnh tư liệu
Được tắm mình sâu sắc trong hồn dân tộc, ra đi tìm “Đường cách mệnh”, Hồ Chí Minh mang theo trong hành trang của mình nhiều giá trị của văn hóa Việt Nam mà trước tiên là lòng yêu nước, thương nòi. Trên mảnh đất phì nhiêu ấy, Hồ Chí Minh không chỉ tìm thấy hạt ngọc lung linh tỏa sáng trong văn hóa mácxít là xóa bỏ bóc lột áp bức, giải phóng loài người mà còn chắt lọc trí tuệ cổ kim Đông Tây.
Ở Người tỏa ra văn hóa của tương lai
Hồ Chí Minh sinh ra từ nhân dân, sống giữa lòng dân và cuối đời lại mong muốn về với nhân dân làm bạn cùng các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, du sơn ngoạn thủy, không dính líu gì với vòng danh lợi. Người chỉ có một sự ham muốn, “ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Cả cuộc đời vì nước vì dân, đến trước lúc đi xa Người vẫn tiếc rằng không được phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân nhiều hơn nữa, lâu hơn nữa.
Phẩm chất mang dấu ấn riêng của Hồ Chí Minh là tất cả vì con người, vì hạnh phúc của nhân dân. Người yêu nhất điều thiện, ghét nhất điều ác. Người yêu Tổ quốc và đồng bào mình, cũng yêu nhân dân và các nước trên thế giới. Trong cuộc đấu tranh sinh tử, Người không chỉ muốn giải phóng đồng bào mình mà còn muốn giải phóng các dân tộc bị áp bức. Theo Người, dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: Người bóc lột và người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một tình hữu ái là thật mà thôi: Tình hữu ái vô sản. Với Người, không chỉ “bốn phương vô sản đều là anh em” mà còn là “Rằng đây bốn bể một nhà. Vàng, đen, trắng, đỏ đều là anh em”. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Người lên án kẻ xâm lược đã gây nên cuộc xung đột đổ máu giữa hai bên. Người nghiêng mình trước anh hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam đã hy sinh vì Tổ quốc. Đồng thời, Người cũng ngậm ngùi thương xót cho những người Pháp, người Mỹ đã tử vong. Với Người, trước lòng bác ái, thì máu Pháp, máu Mỹ hay máu Việt cũng đều là máu; người Pháp, người Mỹ hay người Việt cũng đều là người. Người coi sinh mệnh của một người Pháp, người Mỹ, của bất kỳ nước nào hay sinh mệnh của một người Việt Nam đều quý như nhau. Với Hồ Chí Minh, không chỉ là quyền con người mà còn là quyền của các dân tộc. Dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc.
Hồ Chí Minh là lãnh tụ cộng sản hiếm có bởi đã tìm thấy và khai thác những điểm chung trong Khổng giáo, Tôn giáo Giêxu, chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Tôn Dật Tiên, đó là mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu phúc lợi cho xã hội. Lý tưởng của Hồ Chí Minh muốn cho nhân loại được tự do, hạnh phúc đã làm cho thế giới xích lại gần nhau, đoàn kết với nhau.
Cách đây tròn một thế kỷ, Nguyễn Ái Quốc từ Paris sang đất nước của Lênin. Trò chuyện với Người, nhà báo Liên Xô Ôxíp Manđenxtam ngạc nhiên một cách thán phục, đưa ra một nhận xét: Ở con người này tỏa ra một thứ văn hóa, không phải là văn hóa châu Âu mà có lẽ là nền văn hóa tương lai. Một trăm năm qua, thế giới và Việt Nam vẫn miệt mài tìm lời giải cho nhận xét của Ôxíp Manđenxtam. Đáp án của lời giải đó được UNESCO đưa ra năm 1987 trong Nghị quyết tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam, với ghi nhận: Hồ Chí Minh là biểu tượng kiệt xuất về sự tự khẳng định dân tộc, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc mong muốn khẳng định bản sắc văn hóa của mình và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
Tinh thần cách mạng cũng là sự nghiệp văn hóa
Gần 40 năm qua, Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, gặt hái được nhiều thành tựu có ý nghĩa lịch sử. Thế giới biến động lớn lao, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Điều đó cho thấy nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh được UNESCO ghi nhận đang được phát huy, tỏa sáng, truyền cảm hứng cho các dân tộc đang đấu tranh cho lẽ phải và quyền con người được sống trong bình đẳng, tự do, hạnh phúc. Điều đó cũng được Đảng ta khẳng định: Chúng ta không chọn bên nào mà chọn chính nghĩa và lẽ phải.
Nhân cách văn hóa của Hồ Chí Minh tỏa sáng là dễ hiểu, bởi như lời của Mackét, người con ưu tú của đất nước và nhân dân Côlômbia đã được nhận giải thưởng Nobel, từng nói: Cách mạng cũng là một sự nghiệp văn hóa bởi sáng tạo và niềm tin. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng khẳng định: Sự nghiệp văn hóa quan trọng nhất của Hồ Chí Minh là đã lãnh đạo toàn dân đánh đuổi giặc ngoại xâm trong thời đại mới, giành lại cho nhân dân những quyền sống của con người, một cuộc sống có văn hóa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với loài người loại trừ một trở lực to lớn trên con đường tiến lên thế giới văn minh, xóa đi một vết nhơ trong lịch sử là chế độ thuộc địa.
Quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh tỏ rõ tinh thần cách mạng cũng là một sự nghiệp văn hóa bởi chính Người đã tạo ra chất keo gắn kết các dân tộc, sợi dây bền chặt nối liền các nền văn hóa. Người thích đọc Shakespeare, Charles Dickens, Lỗ Tấn, Victor Hugo, Anatole France, Lev Tolstoy... Tâm sự với nhà báo Pháp J.Lacouture, Người nói: Một dân tộc như dân tộc của anh đã cho thế giới một nền văn hóa ca ngợi tự do. Anh có biết rằng không năm nào tôi không say mê đọc lại Victor Hugo và Michelet.
Chính nhân cách văn hóa cao đẹp của Hồ Chí Minh đã xóa bỏ những bức tường ngăn cách các nền văn hóa và tạo điều kiện cho các nền văn hóa xích lại gần nhau. Theo Người, hòa bình là khát vọng của con người, của nhân loại tiến bộ. Chế độ chính trị khác nhau không ngăn cản việc chung sống hòa bình và xây đắp một nền hoà bình bền vững. Người coi đối thoại văn hóa là một công cụ hữu hiệu để kiến tạo và giữ vững hòa bình. Năm 1946, trong buổi chiêu đãi của Chủ tịch Chính phủ Pháp G.Biđôn, Hồ Chí Minh nói rằng, cả hai dân tộc đều được kích thích bởi một tinh thần triết lý đạo Khổng và triết lý phương Tây và đều tán dương một nguyên tắc đạo đức: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác). Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Người đúc kết: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”. Câu nói đó có giá trị toàn cầu vì đó là khát vọng chung của nhân loại.
Không phải ngẫu nhiên mà sau khi Hồ Chí Minh qua đời, nhân loại nói về Người là nói về một con người kỳ diệu cho mọi thời đại, con người trở thành huyền thoại ngay khi còn sống. Đảng Cộng sản Mỹ trong điện chia buồn nhấn mạnh rằng: Nhân loại đã mất một vị lãnh tụ vĩ đại, một người thầy Mácxít - Lêninnít xuất sắc mà tấm lòng ưu ái đầy thi vị mong muốn một thế giới tốt đẹp có hương hoa tươi thắm và tiếng cười náo nức của trẻ em. Đại biểu Mỹ trong Hội thảo khoa học kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu rằng: “Chủ nghĩa cộng sản như Hồ Chí Minh thì cũng chấp nhận được”. Sự chấp nhận của người Mỹ về Chủ nghĩa cộng sản mà Hồ Chí Minh là biểu tượng sáng ngời là điều dễ hiểu, bởi Chủ tịch Hội đồng hòa bình thế giới Rômét Chanđra khẳng định: Bất cứ nơi nào chiến đấu cho độc lập tự do, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Bất cứ ở đâu chiến đấu cho hòa bình và công lý, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Ở bất cứ đâu nhân dân chiến đấu cho một thế giới mới, chống lại đói nghèo, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao.
Hồ Chí Minh - một trái tim lớn ngừng đập hơn nửa thế kỷ, nhưng nhân cách văn hóa vẫn tỏa sáng mãi về sau.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết: "Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản"; "Bốn phương vô sản đều là anh em"; "Rằng đây bốn biển một nhà/ Vàng, đen, trắng, đỏ đều là anh em".
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”; “Bốn phương vô sản đều là anh em”; “Rằng đây bốn biển một nhà/ Vàng, đen, trắng, đỏ đều là anh em”.
Đây chính là bước phát triển mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế. Sự đoàn kết dựa trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia; tự nguyện, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi và kết hợp giữa lợi ích quốc gia với lợi ích quốc tế.
Xem thêm: Top 99+ Mẫu Nhà Ở Quê Đẹp, Giá Rẻ, Thiết Kế Đơn Giản Nhất 2024
Đó cũng chính là cơ sở nền tảng trong đường lối đối ngoại của Việt Nam ngày nay.
Từ đó, ngày 1/5 trở thành ngày Quốc tế Lao động, ngày đấu tranh của giai cấp công nhân, ngày nghỉ ngơi và biểu dương lực lượng, ngày hội của công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.
Ở nước ta, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), giai cấp công nhân Việt Nam đã lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh chống thực dân, chống đế quốc, giành độc lập, tự do, dân chủ, giành những quyền lợi kinh tế- xã hội.
Từ đó, ngày 1/5 đã trở thành ngày hội lớn của nhân dân Việt Nam, ngày biểu dương sức mạnh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, quyết tâm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đồng thời, đó cũng là ngày biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới, cùng đấu tranh cho thắng lợi của hòa bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp.
Chính vì vậy, lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động (1/5) ở nước ta hàng năm, không chỉ là dịp để ôn lại lịch sử, ý nghĩa của ngày Quốc tế Lao động, củng cố và phát triển đoàn kết quốc tế, mà còn là thời điểm ôn lại lịch sử và truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân Việt Nam.
Ngày nay, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế… Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.
Từ năm 2011, trong lễ kỷ niệm 125 năm ngày Quốc tế Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phát động “Tháng Công nhân” năm 2011 và trở thành truyền thống của Việt Nam đến ngày nay.