Tỉnh Nào Đang Có Nhiều Nhà Yến Ở Việt Nam, Tỉnh Nào Đang Có Nhiều Nhà Nuôi Yến Nhất Cả Nước

-
Tổ yến (yến sào) đang được kỳ vọng là mặt hàng xuất khẩu tiềm năng trong tương lai, nhất là ở thị trường Trung Quốc. Vậy nghề nuôi yến của Việt Nam hiện nay phát triển ra sao?
Dân Việt trên

Nghề nuôi yến đang phát triển mạnh ở nhiều địa phương, trong đó có tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Báo Ninh Bình.

Bạn đang xem: Nhà yến ở việt nam

Yến được nuôi nhiều nhất ở tỉnh nào?

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, hiện nay nước ta có 42 tỉnh thành nuôi được chim yến. Tính từ năm 2017 đến năm 2019 số lượng nhà yến là 8.300 nhà, tuy nhiên đến năm 2021 đã tăng lên trên 11.750 nhà, gấp gần 1,5 lần.

Trong đó, nổi bật là tỉnh Kiên Giang có số lượng nhà nuôi yến là 2.500 nhà, đây là tỉnh nuôi yến sào nhiều nhất cả nước.

Ngoài ra Kiên Giang cũng là tỉnh dẫn đầu về chất lượng nhà yến kiên cố với tổng số trên .000 nhà. Bên cạnh đó "thủ phủ" Khánh Hòa có số lượng nhà yến tăng gấp 4,96 lần và Lâm Đồng tăng gấp 4,63 lần.

Nuôi yến ở đâu tốt nhất?

Vị trí địa lý của nước ta rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi chim yến vì có bờ biển dài, nhiều đảo và các dãy núi nhô ra biển. Dưới đây là những vùng nuôi chim yến tiềm năng tại Việt Nam

Khánh Hòa: Khánh Hòa là tỉnh sở hữu đảo yến tự nhiên nhất cả nước. Có thể nói Khánh hòa là sự kết tinh của biển trời, non nước tạo nên hương vị yến sào tại đây.

Gò Công– Tiền Giang: Là địa phương có quần thể chim yến nuôi trong nhà lớn nhất cả nước. Dự kiến đến năm 2030, quần thể chim yến trên tỉnh có thể đạt 590.000 cá thể và thu vè khoảng 53,5 tỷ đồng.

Cần Giờ– TP.Hồ Chí Minh: Là tỉnh thành được bao quanh bởi hệ thống sông ngòi và rừng ngập mặn với khoảng 20km bờ biển. Đây là điều kiện tự nhiên và địa lý vô cùng thuận lợi cho loài chim yến quý hiếm sinh sống.

Nghề nuôi chim yến đang mở ra một hướng đi đầy triển vọng. Thị trường tiêu thụ tổ yến khá lớn, giá 1 kg tổ yến thô từ 18-30 triệu đồng, nếu đã làm sạch (thành phẩm) có giá từ 25-50 triệu. Đây là mức lợi nhuận cực kỳ cao mà các ngành khác khó sánh kịp.

Mặc dù mang về hiệu quả tốt nhưng số lượng nhà yến tại Việt Nam hiện nay còn khá khiêm tốn, ít hơn nhiều lần so với các nước khác trong khu vực. Nghề nuôi yến chủ yếu vẫn là tự phát, đây cũng là lý do dẫn đến xung đột lợi ích giữa người nuôi chim yến và người không nuôi.

Thông tin từ Bộ NNPTNTcho biết, ngày 10/11, Bộ đã nhận được công điện hỏa tốc của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc về việc Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký nghị định thư xuất khẩu khoai lang,tổ yến (yến sào) Việt Nam sang Trung Quốc.

Phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc ưu tiên công bố Nghị định thư về xuất khẩu tổ yến trước, các Nghị định thư khác sẽ được công bố vào cuối tháng 11/2022.

Xem thêm: Nền Nhà Rỉ Nước - Nền Nhà Bị Rỉ Nước Phải Làm Sao

Hiện nay, Nghị định thư đang được gửi chuyển phát nhanh về Việt Nam để Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ký và chuyển lại cho phía Trung Quốc 01 bản.

Chim yến cho tổ ăn được ở Việt Nam có 2 phân loài: Aerodramus fuciphagus germani (Oustalet, 1878) chúng sống ở các hang đảo tự nhiên và Aerodramus fuciphagus amechanus (Oberholser, 1912) chúng sống ở trong nhà. Ngoài ra ở các đảo yến Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Định có thêm loài Aerodramus
Đất nước ta có bờ biển dài 3.444 km, với hơn 4.000 hòn đảo và nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vinh, đầm phá có lợi thế phát triển quần thể chim yến đảo.Theo thống kê sơ bộ sản lượng yến sào đảo yến thiên ở Việt Nam khoảng 5.000 kg/ năm.Khánh Hòa và Quảng Nam có sản lượng ướctrên 4000 kg/ năm.Ở Việt Nam yến sào đảo yến thiên nhiên được khai thác chủ yếu ở các hang đảo thuộc vùng biển của các tỉnh: Quảng Nam,Khánh Hòa, Bình Đinh, Côn Đảo – Bà Rịa – Vũng Tàu.Theo thống kê sơ bộ của các nhà nghiên cứu số lượng đảo yến toàn quốc trên 50 đảo yến, trên 180 hang yến. Trong đó nhiều nhất là Khánh Hòa, sau là Quảng Nam.Tiềm năng phát triển hang đảo yến ở nước ta còn rất lớn chưa được khai thác đem lại nguồn lợi lớn cho đất nước.
*

*

*

*

*

Qua khảo sát sơ bộ phân bố chim yến trong nhà phân loài Aerodramus fuciphagus amechanus ở nước ta trải dài từ vùng đồng bằng sông Hồng đến cực nam của tổ quốc (Cà Mau, Phú Quốc – Kiên Giang). Phía Tây chim yến phân bố ở Tp.Buôn Mê Thuột, Phú Riềng – Bình Phước.Đăklăk , Gia Lai Kon Tum vv.vv
Phương pháp dẫn dụ lấy chim từ tự nhiên;phương pháp di đàn chim yến;Phương pháp ấp nuôi nhân tạo chủ động nguồn giống cho các nhà yến.
Nhà được xây dựng bằng bê tông cốt thép;Mô hình nhà xây dựng 3D (núi nhân tạo);Mô hình nhà lắp ghép bằng tấm lợp thông minh.
Là hỗn hợp tạo mùi đặc trưng quần đàn tự nhiên, dụ chim yến vào nhà yến, tạo được sự yên tâm cho chim yến sinh sống trong môi trường nhân tạo.
Hiện nay, chúng tôi đang hợp tác cùng với các nhà khoa học thực hiện đề tài : “ Quy hoạch và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi chim yến (Aerodramus fuciphagus germani và Aerodramus fuciphagus amechanus) tại Việt Nam”. Cụ thể là Sở NN&PTNT thành phố HCMThực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh: “Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng nhà yến và hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi chim yến trong nhà”Thực hiện dự án: “Phục hồi, phát triển, quản lý và bảo vệ quần thể chim yến hàng (Aerodramus fuciphagus germani) tại các hang đảo vùng ven biển tỉnh Quảng Nam ”.Đề nghị các nhà khoa học, các chuyên gia trong cả nước nghiên cứu khoa học chuyên ngành yến sào Việt Nam, các nhà đâù tư đóng góp tích cực, quan trọng vào sự nghiệp phát triển ngành nghề yến sào đem lại nhiều lợi ích cho đất nước và đời sống cộng đồng.
Bước vào thế kỷ 21 là thời điểm tốt nhất để phát triển nghề nuôi chim yến ở Việt Nam. Biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho nhiệt độ trái đất tăng cao, núi lửa, động đất, sóng thần, tạo điều kiện cho đàn yến vùng xích đạo di cư về phía bắc (phía nam Việt Nam).Định hướng phát triển ngành nghề nuôi chim yến của các tỉnh, thành phố thực hiện trên cơ sở quy hoạch chặt chẽ, tránh các hiện tượng xây dựng nhà yến theo lối tự phát, không tuân thủ quy hoạch có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của ngành nghề chung và lợi ích của mỗi thành viên.
Dọc bờ biển nước ta còn có nhiều hang đảo có tiềm năng nuôi chim yến. Các tỉnh vùng duyên hải cả nước có lợi thế, tiềm năng phát triển hang đảo yến thiên nhiên có chất lượng cao, đem lại giá trị xuất khẩu lớn.
Các tỉnh Đồng Nai, Bến Tre, Trà Vinh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau cũng có lợi thế, tiềm năng phát triển hang đảo yến thiên nhiên.Phát triển hang đảo yến mới có ý nghĩa rất lớn cho việc phát triển kinh tế ở địa phương gắn liền với việc bảo vệ an ninh quốc phòng biển đảo.Nghề nuôi chim yến trong nhà đang phát triển theo hướng tự phát, địa phương chưa có quy hoạch cụ thể do đó có thể dẫn tới rủi ro cho người dân và ảnh hưởng đến qui hoạch phát triển đô thị.Qua khảo sát chuyên ngành về điều kiện tự nhiên, môi trường, vị trí các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên, Đông Nam Bộ ,Tp. HCM và vùng đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế, tiềm năng lớn để phát triển nuôi chim yến trong nhà.Phát triển quần thể chim yến tại các tỉnh, thành phố có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và tạo nguồn thu đáng kể, bảo vệ môi trường sinh thái, có lợi cho đời sống con người. Ngoài ra, nguồn thức ăn của chim yến là côn trùng trong thiên nhiên sẽ bảo vệ mùa màng cho nhà nông.
Lãnh đạo các tỉnh, thành phố cần định hướng thực hiện qui hoạch và xây dựng chiến lược phát triển (2016-2026) cho nghề nuôi chim yến tại địa phương.Cần có các tổ chức, đơn vị có năng lực trách nhiệm, tâm huyết phối hợp với các cơ quan chuyên ngành của tỉnh, thành phố thực hiện khảo sát, quy hoạch làng nghề, các tiểu vùng nuôi chim yến nhằm phát triển đồng bộ giữa tốc độ tăng trưởng các nhà yến với sự gia tăng quần đàn chim yến.Xây dựng và phát triển nghề nuôi chim yến ở các tỉnh, thành phố theo định hướng bền vững và hiệu quả cao.