Kinh nghiệm vay quỹ phát triển nhà ở tp, người thu nhập thấp ở tp

-

Quỹ Phát triển nhà ở TP HCM trong năm 2019 sẽ giải ngân cho vay khoảng 200 tỉ đồng từ chương trình hỗ trợ người thu nhập thấp mua nhà


Theo quyết định của UBND TP HCM có hiệu lực từ ngày 27-6, đối tượng thu nhập thấp hưởng lương từ ngân sách TP HCM chưa có nhà ở sẽ được vay tối đa 900 triệu đồng để mua nhà (tối đa 70% giá trị căn hộ, nhà), thời gian vay 20 năm và lãi suất cho vay được điều chỉnh từng thời kỳ theo quyết định của TP, và hiện đang áp dụng chỉ 4,7%/năm.

Bạn đang xem: Kinh nghiệm vay quỹ phát triển nhà ở

Đủ điều kiện là được vay

Ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, những ngày qua, người dân đến liên hệ tại trụ sở Quỹ Phát triển nhà ở TP HCM (HOF), tìm hiểu về điều kiện, thủ tục vay vốn mua nhà ở tăng đáng kể so với trước.

Chị Lê Thị Nga (ngụ huyện Nhà Bè, TP HCM), giáo viên một trường THPT tại huyện Nhà Bè, cho biết vừa nghe thông tin giáo viên thuộc đối tượng được vay vốn ưu đãi, lãi suất thấp chị rất phấn khởi nên lập tức bàn bạc cùng chồng tìm hiểu thủ tục và làm hồ sơ để vay mua căn nhà đầu tiên cho gia đình.

Anh Minh Khánh (ngụ quận 9, TP HCM) cho hay từ năm 2013, anh được vay 400 triệu đồng từ HOF để mua căn hộ chung cư, trả gốc và lãi hằng tháng chỉ khoảng 3,5 triệu đồng, nhờ đó mà gia đình anh không bị áp lực về chi tiêu, đủ sức lo cho con cái ăn học. "Vừa rồi đọc báo thấy mức cho vay của chương trình tăng lên tối đa 900 triệu đồng, còn lãi suất lại giảm xuống 4,7%/năm tôi rất mừng vì giúp được nhiều người thu nhập thấp mua được nhà nhưng không bị áp lực về tài chính. Nếu vay ngân hàng sẽ không bao giờ được ưu đãi như vậy" - anh Khánh chia sẻ.



Ông Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc HOF, giải thích vì là chương trình ưu đãi vốn vay, có hỗ trợ từ ngân sách TP nên chỉ những đối tượng đáp ứng đủ điều kiện mới tiếp cận được. Cụ thể là cán bộ, công chức, viên chức thuộc các sở, ban, ngành, quận, huyện, cơ quan hành chính - sự nghiệp thuộc khu vực hưởng lương từ ngân sách TP; lực lượng vũ trang nhân dân TP gồm quân đội nhân dân, công an nhân dân và dân quân tự vệ thuộc TP; cán bộ Công đoàn chuyên trách, công chức, viên chức hưởng lương từ nguồn tài chính Công đoàn thuộc tổ chức Công đoàn TP; cán bộ, công chức và người lao động thuộc Cục thuế TP.

Người vay phải có hộ khẩu thường trú TP, có thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị từ 3 năm liên tục trở lên. Tại thời điểm vay, người vay tiền mua nhà không đứng tên sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất; bản thân cũng như vợ/chồng người vay chưa từng được nhà nước giải quyết chính sách về nhà ở, đất ở… Ngoài ra, người vay phải có khả năng tài chính trả trước 30% tiền mua căn hộ hoặc nhà dự định mua. Có khả năng trả nợ, thế chấp bằng chính căn hộ, nhà mà người vay sẽ mua.

Ông Nguyễn Ngọc Thạch giải thích hiện cả nước chỉ có HOF được hỗ trợ từ ngân sách để cho người thu nhập thấp vay tạo lập nhà ở, nên điều đầu tiên và quan trọng là "phải hỗ trợ đúng đối tượng và đủ điều kiện".

Tạo mọi điều kiện cho người vay

Chương trình vay vốn ưu đãi tạo lập nhà ở cho người có thu nhập thấp của TP được HOF triển khai từ năm 2004 và khoản vay đầu tiên giải ngân vào năm 2006. Từ đó đến nay, đã có hơn 4.000 hồ sơ khách hàng được vay với tổng mức vốn giải ngân trên 1.600 tỉ đồng.

Từ hạn mức cho vay ban đầu là 200 triệu đồng, tăng dần lên 300 triệu đồng… rồi 500 triệu đồng, nay là 900 triệu đồng. Lãnh đạo HOF đánh giá đây là bước đột phá nhờ sự quan tâm của lãnh đạo TP đối với nhu cầu về nhà ở của người thu nhập thấp, hưởng lương từ ngân sách. "Vài năm nay, giá nhà đất tại khu vực TP tăng mạnh khiến người dân muốn có nhà phải tích lũy một khoản vốn ban đầu lớn. Không ít người đủ điều kiện vay nhưng khi tìm đến quỹ hỏi hạn mức được vay tối đa 500 triệu đồng đã phải quay về, vì không đủ tiền mua căn hộ chung cư hoặc mua nhà ở. Do đó, việc TP quyết định nâng mức vay tối đa lên 900 triệu đồng sẽ giúp người vay bớt áp lực tài chính phải có khoản vốn ban đầu" - ông Nguyễn Ngọc Thạch phân tích.

Hiện nhu cầu của khách hàng tìm đến quỹ đang tăng lên. Lãnh đạo HOF cho biết đang nỗ lực giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người vay. Mục tiêu của HOF trong năm 2019 sẽ giải ngân cho vay khoảng 200 tỉ đồng từ chương trình này.

Theo một số chuyên gia, nhu cầu vay mua nhà của người dân là rất lớn nhưng đây là vốn ưu đãi từ ngân sách TP nên chỉ có thể đáp ứng một phần nhu cầu người dân. Chưa kể, các khoản vay phải được giải ngân đúng đối tượng, đúng quy định để tránh bị lạm dụng hoặc sử dụng sai mục đích.


Hồ sơ trước 27-6 vẫn theo quy định cũ

Theo HOF, các hồ sơ nộp trước ngày 27-6 sẽ áp dụng quy định cũ là tối đa 70% giá trị căn hộ, nhà nhưng không vượt quá 500 triệu đồng/hồ sơ. Giá trị căn nhà phải được thể hiện đúng trong hợp đồng mua bán và thời gian vay tối đa 15 năm.

Ngoài gói tín dụng 120.000 tỷ đồng của Chính phủ, người thu nhập thấp tại TP.HCM có thể vay mua nhà ở xã hội theo chương trình của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Quỹ Phát triển nhà ở Thành phố, với lãi suất thấp hơn nhiều gói 120.000 tỷ đồng.

Xem thêm: Hợp đồng thuê nhà là gì? mẫu hợp đồng thuê nhà ở tải file hợp đồng thuê nhà ở đâu


Chiều 12/10, tại Trung tâm báo chí TP.HCM diễn ra họp báo cung cấp thông tin về về tình hình kinh tế - xã hội và công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố.

Tại buổi họp báo, đại diện Sở Xây dựng TP.HCM đã thông tin thêm về những chính sách ưu đãi cho chủ đầu tư và người mua nhà ở xã hội (NƠXH).

Theo đó, hiện thành phố đang triển khai chương trình vay vốn ưu đãi tạo lập nhà ở cho người có thu nhập thấp, hưởng lương từ ngân sách.Những đối tượng thuộc chương trình này sẽ được vay tối đa 70% giá trị căn nhà nhưng không vượt quá 900 triệu đồng/hồ sơ, lãi suất 4,7%/năm và thời gian vay tối đa 20 năm. Người dân có nhu cầu vay theo chương trình này có thể liên hệ Quỹ Phát triển nhà ở TP.HCM để được hướng dẫn.

SZt
UM_jaf
GTa
Jfq
LRA" alt="*">

Ngoài gói tín dụng 120.000 tỷ, TP.HCM có hai chương trình cho vay mua nhà ở xã hội, lãi suất từ 4,7%/năm. (Ảnh: Hoàng Giám)Còn Ngân hàng Chính sách xã hội TP.HCM cũng đang triển khai các chương trình cho vay ưu đãi để mua, thuê mua NƠXH; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở. Mức cho vay tối đa 70% dự toán xây dựng, sửa chữa nhà và không vượt quá 500 triệu đồng.

Lãi suất của chương trình vay này do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo từng thời kỳ. Riêng năm 2022, lãi suất của chương trình là 4,8%/năm. Thời gian vay tối đa 25 năm kể từ khi giải ngân khoản vay đầu tiên.

“Người mua NƠXH có nhiều sự lựa chọn để vay ưu đãi. Ngoài gói tín dụng 120.000 tỷ đồng của Chính phủ thì có thể lựa chọn vay ưu đãi theo chương trình của Ngân hàng Chính sách xã hội TP.HCM và Quỹ Phát triển nhà ở TP.HCM”, lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM nói.

Đối với doanh nghiệp tham gia phát triển NƠXH, sẽ được hưởng các ưu đãi như: Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; vay vốn ưu đãi; được hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật…

Về gói tín dụng 120.000 tỷ của Chính phủ, theo đại diện Sở Xây dựng TP.HCM, hiện trên địa bàn thành phố có 6 dự án đủ điều kiện vay vốn với tổng nhu cầu vay 2.776,7 tỷ đồng.

Trong đó, có chủ đầu tư 3 dự án NƠXH dành cho người thu nhập thấp dự kiến vay 910 tỷ đồng; chủ dự án NƠXH cho công nhân thuê có nhu cầu vay 700 tỷ đồng; và chủ đầu tư hai dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư muốn vay 1.166,7 tỷ đồng.


Cũng tại họp báo, Cục Thuế TP.HCM đã thông tin về tiến độ giải quyết thủ tục hành chính về nghĩa vụ tài chính và lệ phí trước bạ liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất.

Theo đó, đối với các dự án nhà ở thương mại mà chủ đầu tư đã hoàn tất nghĩa vụ tài chính khi bán căn hộ hình thành trong tương lai, cơ quan thuế chỉ thu lệ phí trước bạ theo bảng giá đất, giá nhà do UBND TP.HCM quy định. Ghi nhận đến nay không tồn đọng hồ sơ.

Thực tế, có khoảng 2.000 hồ sơ chưa giải quyết. Đây là những hồ sơ thuộc trường hợp người mua nhà chậm thanh toán theo thông báo nghĩa vụ tài chính, lệ phí trước bạ của cơ quan thuế và còn trong thời hạn giải quyết theo quy định.


*

Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được yêu cầu phải thi công dự án trong tháng 11 này, nếu vi phạm đến mức phải chấm dứt dự án thì các cơ quan chức năng phải tiến hành thu hồi.
*

Người dân có đất tại các khu vực quy hoạch nhóm nhà ở tại TP.HCM, không phân biệt chức năng quy hoạch khu dân cư hiện hữu hay khu dân cư xây dựng mới, nếu đáp ứng điều kiện sẽ được chuyển mục đích sử dụng đất từ các loại đất khác sang đất ở.