Quy định về giấy ủy quyền nhà đất đai chuẩn, mới cập nhật, quy định về giấy ủy quyền trong lĩnh vực đất đai
Nội dung chính
Giấy ủy quyền sử dụng đất là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ xác lập quyền đại diện như sau:
“Điều 135. Căn cứ xác lập quyền đại diệnQuyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).”Theo đó, ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên, trong đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện các công việc nhân dân bên ủy quyền.
Bạn đang xem: Giấy ủy quyền nhà đất
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về giấy ủy quyền sử dụng đất, tuy nhiên dựa trên những quy định nêu trên, ta có thể hiểu, giấy ủy quyền sử dụng đất là văn bản ghi nhận việc bên ủy quyền đã ủy quyền cho một bên khác để thay mình thực hiện, đại diện mình thực hiện các công việc liên quan đến việc sử dụng đất trong phạm vi được phép.
Giấy ủy quyền sử dụng đất thường được sử dụng trong một số trường hợp như sau:
- Vì lí do nào đó mà người có đất không thể sử dụng, mua bán đất
- Không đủ sức khỏe để thực hiện các công việc liên quan đến đất
- Uỷ quyền cho nhau để phân chia tài sản bao gồm có đất,… .
Nội dung cần có trong giấy ủy quyền sử dụng đất?
Hiện nay, nội dung về giấy ủy quyền sử dụng đất chưa được ghi nhận trong pháp luật do đó, nội dung của giấy ủy quyền cũng chưa được ghi nhận. Tuy nhiên, giấy ủy quyền sử dụng đất cần có một số nội dung sau:
- Thông tin của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền: bao gồm họ và tên, số CMND/CCCD hoặc hộ chiếu; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú, quốc tịch, số điện thoại,… .
- Trường hợp bên ủy quyền là tổ chức thì ghi thông tin của người đại diện
- Nội dung ủy quyền: Ghi rõ thông tin về mảng đất được ủy quyền sử dụng bao gồm số thửa đất, hạng đất, loại đất, diện tích hoặc thông tin khác về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…
- Thời gian ủy quyền: Cần phải ghi rõ, cụ thể từ ngày/tháng/năm nào đến ngày/tháng/năm nào.
- Phạm vi ủy quyền: toàn bộ diện tích mảnh đất hoặc một phần nào đó của diện tích phần sử dụng đất
- Quyền và nghĩa vụ của hai bên
- Có thể thỏa thuận về mức thù lao của hai bên.
Giấy ủy quyền sử dụng đất có bắt buộc công chứng, chứng thực hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về chứng thực chữ ký theo đó:
Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.
Như vậy, trong trường hợp giấy ủy quyền sử dụng đất là trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì phải chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền đó.
Mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất mới cập nhật năm 2022? Giấy ủy quyền sử dụng đất có bắt buộc công chứng, chứng thực không? (Hình từ internet)
Một số mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất mới nhất năm 2022?
Một số mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất đúng, chuẩn mới nhất năm 2022 như sau:
expertsĐiểm khác nhau cơ bản giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền?
Khác với hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền được lập và ký bởi người ủy quyền (ủy quyền đơn phương), thay vì hợp đồng ủy quyền sẽ được lập và ký bởi người ủy quyền và người được ủy quyền.
Ngoài ra, về quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền cũng có điểm khác biệt giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền, cụ thể:
- Hợp đồng ủy quyền:
Bên được ủy quyền phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng ủy quyền, nếu thực hiện công việc vượt quá phạm vi ủy quyền thì bên ủy quyền không chịu trách nhiệm đối với phần vượt quá.
Xem thêm: Có một nơi để về, đó là nhà là nơi để trở về, nhà là nơi để về
Nếu sau khi hợp đồng ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện và bồi thường thiệt hại (nếu có).
Xem và tải Mẫu hợp đồng ủy quyền thông dụng
- Giấy ủy quyền:
Bên được ủy quyền thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình ghi trong giấy ủy quyền.
Nếu sau khi giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.
Xem và tải Mẫu giấy ủy quyền thông dụng
Như vậy, giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền không phải là sự thỏa thuận giữa các bên như hợp đồng ủy quyền.
Giấy ủy quyền có cần công chứng không?
Hình thức của giấy ủy quyền có thể theo quy định của pháp luật hoặc do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, hiện nay không có văn bản nào quy định tập trung về hình thức của giấy ủy quyền.
Song, Luật Công chứng 2014 cũng không hề quy định bắt buộc trường hợp nào ủy quyền phải công chứng. Tuy nhiên, một số văn bản chuyên ngành lại yêu cầu cụ thể.
Ví dụ: Ủy quyền của vợ chồng cho nhau về việc thỏa thuận mang thai hộ phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý (khoản 2 Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
Thế nhưng, để tránh xảy ra tranh chấp khi ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở thì các bên nên công chứng.
Phí công chứng ủy quyền mua bán nhà đất là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức phí đối với việc công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch, cụ thể:
TT | Loại việc | Mức thu (đồng/trường hợp) |
1 | Công chứng hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp | 40 nghìn |
2 | Công chứng hợp đồng bảo lãnh | 100 nghìn |
3 | Công chứng hợp đồng ủy quyền | 50 nghìn |
4 | Công chứng giấy ủy quyền | 20 nghìn |
5 | Công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch (Trường hợp sửa đổi, bổ sung tăng giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch thì áp dụng mức thu tương ứng với phần tăng tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC) | 40 nghìn |
6 | Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch | 25 nghìn |
7 | Công chứng di chúc | 50 nghìn |
8 | Công chứng văn bản từ chối nhận di sản | 20 nghìn |
9 | Các công việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác | 40 nghìn |
Như vậy, hiện nay phí công chứng hợp đồng ủy quyền là 50.000 đồng/trường hợp, công chứng giấy ủy quyền là 20.000 đồng/trường hợp.
Lưu ý: Mức thu phí công chứng quy định trên đây được áp dụng thống nhất đối với Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng. Trường hợp đơn vị thu phí là Văn phòng công chứng thì mức thu phí này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.